Xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái

Thứ hai - 06/03/2023 15:37 819 0

Nằm trên bãi bồi sông Hồng, thuộc Thôn Vĩnh Thanh, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội, Hợp tác xã (HTX) Dâu tây và Nho Vĩnh Ngọc (Chimi Farm) là mô hình HTX kiểu mới phát triển sản xuất nông nghiệp sạch trồng dâu tây và nho có tổng diện tích 5ha.

Vườn dâu tại HTX Dâu tây và Nho Vĩnh Ngọc

Là mô hình HTX kiểu mới, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch trồng dâu tây và nho có tổng diện tích 5ha, kết hợp với nông nghiệp sinh thái HTX Dâu tây và Nho Vĩnh Ngọc đã thu hút đông đảo người dân trong vùng và trên địa bàn thành phố đến trải nghiệm, thăm quan. Với việc phát triển mô hình HTX kiểu mới kết hợp mô hình nông nghiệp sinh thái, HTX đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên HTX.

Chia sẻ về chuyên môn, anh Anh Vũ Văn Lực Giám đốc Hợp tác xã cho biết: giống dâu tây tại vườn chủ yếu là giống Nhật Bản, Hàn Quốc được vận chuyển từ Mộc Châu, Sơn La xuống. Do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của hai vùng khác nhau nên dâu trồng ở Hà Nội cho ra quả muộn hơn một chút. Thông thường, vụ thu hoạch dâu tây bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 5 năm sau. Về nho, vườn hiện có 2 giống chính là nho móng tay đen và nho hạ đen. Tất cả đều được chủ vườn che bạt, phủ ni lông, đề phòng mưa hoặc sương muối.

Do đảm bảo quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, giá dâu trong vườn dao động từ khoảng 250.000 đồng - 350.000 đồng/kg. Du khách có thể tự hái rồi cân tính tiền. Ngoài ra, nông trại còn bán mỗi gốc dâu tây trồng trong chậu với giá khoảng 50.000 đồng, và cam kết hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trồng dâu tây cho du khách có nhu cầu trồng tại nhà.

Dâu tây đòi hỏi nhiều công chăm bón, nhất là lúc ra quả. Một số nhà sản xuất lớn đã sử dụng nhà màng, nhà lưới để dễ điều chỉnh môi trường, khí hậu vùng trồng dâu tây. Bên cạnh việc sử dụng như thực phẩm, dâu tây còn có thể làm cây cảnh, phục vụ dịp tết Nguyên đán.

Bắt nguồn từ hai cơ sở đầu tiên tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La)  là thôn Bản Áng, xã Đông Sang và cạnh đồi chè trái tim Mộc Châu, Chimi Farm đã mở rộng thêm hai cơ sở nữa tại Hà Nội: Bãi đá sông Hồng và Đông Anh. Anh Vũ Văn Lực Giám đốc HTX cho biết, để dâu tây ra quả thường xuyên, phục vụ khách hàng, cơ sở đã rải vụ từ hồi cuối năm 2021.

“Vào vụ chính, nông trại có thể đón tới 500-700 khách, ngày nhiều lên đến hàng nghìn khách, có ngày cao điểm lên đến khoảng 2.000 khách. Đối tượng đến tham quan chủ yếu là gia đình có con nhỏ. Các bé có thể trải nghiệm hái dâu, cho thỏ, cừu ăn, và tham gia tiệc ngoài trời ngay tại vườn”, anh Lực chia sẻ.

Nông trại dâu tây của anh Lực chia thành hai khu vực: Nhà kính và ngoài trời. Cả hai đều cho khách tự do tham quan, chụp ảnh miễn phí. Nhờ sử dụng các loại phân bón hữu cơ kết hợp chăm sóc thường xuyên, nhà vườn đảm bảo cho khách hàng về chất lượng sản phẩm những quả dâu, quả nho mọng nước hái trên cây. Bên cạnh đó, vào những ngày cuối tuần, Chimi sẽ phục vụ khách đến thăm quan và ăn tối với những món nướng đơn giản.

Theo anh Lực, sản lượng mỗi vụ thu hoạch phụ thuộc vào hiệu quả chăm sóc. Đối với dâu, 1 ha cho thu hoạch khoảng 10 - 15 tấn. Nho thu được nhiều hơn, khoảng 20 tấn/ha. Vụ trước, doanh thu của nông sản bán tại vườn lên tới 500 triệu đồng. Bên cạnh nguồn thu nhập ổn định, nông trại tạo công ăn việc làm cho hơn 10 công nhân tại chỗ, với mức lương ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Qua 3 năm hoạt động tại Hà Nội, cơ sở được cộng đồng đón nhận. Về mẫu mã, nho hay dâu tại vườn không thể so sánh với các thương phẩm bán tại chợ, siêu thị, nhưng định hướng của nông trại là tích hợp đa giá trị vào nông nghiệp. Du khách đến vườn không những để thưởng thức nông sản, mà còn bởi cảm giác được hái nho, hái dâu tây. Đó là điều chưa có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp làm được.

“Mọi lứa tuổi đến đây đều được trải nghiệm thực tế. Niềm vui của họ lan tỏa sang những người làm vườn như chúng tôi. Chúng tôi thực sự thấy vui khi làm được việc có ích cho cộng đồng”, anh Lực nhấn mạnh.

Trong định hướng phát triển nông nghiệp thời gian tới, bên cạnh việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, một nhiệm vụ quan trọng khác là thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp xanh, xây dựng những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, đồng thời tích hợp đa giá trị vào sản phẩm.

Ng

Nguồn:vca.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay652
  • Tháng hiện tại7,578
  • Tổng lượt truy cập348,247
hộp thư điện tử
Lịch công tác
cổng thông tin điện tử Tây Ninh
cải cách hành chính
công báo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây